Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

Các loại giấy dùng trong in offset - P1

Các loại giấy dùng trong in offset - P1


Khi đánh giá chất lượng của giấy in, nhà sản xuất giấy và các công ty in cần căn cứ vào tính chất nào của giấy để xác định xem chất lượng của giấy in đã đạt yêu cầu chưa. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tính chất của các loại giấy nhé.
Các tính chất quan trọng của giấy bao gồm:
- Độ sáng
- Độ mềm cơ học
- Độ hấp thụ


Độ sáng của giấy là gì?

Độ sáng là khả năng của giấy phản xạ ánh sáng với độ tán xạ đồng đều trong tất cả mọi hướng. Độ sáng quang học cao đối với giấy in là vô cùng cần thiết, bởi vì độ rõ nét của bản in phụ thuộc rất lớn vào sự tiếp xúc giữa bề mặt giấy và khuôn in.

Khi in nhiều màu, độ chính xác về màu sắc của hình ảnh và sự trùng khớp với bản gốc chỉ có thể đạt được khi in trên tờ giấy có đủ độ trắng cần thiết. Để tăng độ sáng quang học, để sản xuất các loại giấy đắt tiền chất lượng cao, người ta bổ sung các phụ gia tẩy trắng quang học và các loại phẩm ánh tím và ánh xanh sẽ ngăn ngừa sắc vàng do xơ sợi giấy mang lại. Giải pháp công này còn gọi là lơ màu.

giấy in

Ví dụ, giấy tráng phấn không có chất tăng trắng quang học có độ sáng quang học không nhỏ hơn 76%, còn loại giấy có chất tăng trắng quang học có độ sáng quang học không nhỏ hơn 84%. Tính chất in của loại giấy có chứa bột cơ học cần có độ sáng quang học không nhỏ hơn 72 %, còn độ sáng quang học của giấy in báo thông thường chỉ đạt giá trị trung bình 65%.

Một trong những tính chất thực tiễn rất quan trọng của giấy in đó là độ đục. Độ đục của giấy in đặc biệt quan trọng khi in 2 mặt. Để tăng độ đục thông thường lựa chọn thành phần xơ sợi có chứa chất độn.

Độ bóng cũng là một trong những tính chất quang học quan trọng của giấy. Độ bóng là kết quả phản xạ ánh gương của ánh sáng rọi lên bề mặt giấy. Và do đó tính chất này phụ thuộc vào bề mặt vi hình học của giấy. Thông thường với sự gia tăng độ nhẵn bề mặt của giấy, độ bóng cũng tăng lên. Tuy nhiên, mối liên hệ này không phải bao giờ cũng đồng nhất. Cần phải lưu ý rằng, độ nhẵn được xác định bằng phương pháp cơ học, còn độ bóng xác định bằng tính chất quang học. Độ bóng của giấy trong có thể đạt 75-80%, còn giấy mờ như giấy can chỉ đạt khoảng 30%.

Phần lớn người tiêu dùng các sản phẩm in ấn thường thích các loại giấy có độ bóng cao. Tuy nhiên, kkhông phải bao giờ độ bóng cũng cần thiết với bản in.

giấy in

Ví dụ, khi in ấn các loại văn bản bằng chữ hoặc các sản phẩm in sơ đồng, người ta sử dụng loại giấy in có độ bóng tối thiểu. Còn các loại giấy in nhãn mác hàng hoá, giấy in các loại tranh ảnh, sản phẩm mang tính chất quảng cáo cần hấp dẫn người dùng chú ý, cần có một độ bóng rất cao.

Tính chất cơ học của giấy in:

Một nhóm tính chất khác của giấy in - đó là các tính chất cơ học. Các tính chất cơ học này có thể phân ra thành tính chất bền và tính chất biến dạng. Tính chất biến dạng xuất hiện khi có một lực ngoại lai tác động lên giấy và được đặc trưng bởi sự thay đổi tạm thời hay sự thay đổi vĩnh viễn hình dạng hoặc thể tích của vật thể. Các quy trình công nghệ chủ yếu khi thực hiện một sản phẩm in bao giờ cũng kéo theo sự biến dạng cơ bản của giấy, ví dụ: độ căng, độ nén và độ gấp. Giấy sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào đối với các tác động đó phụ thuộc vào việc các quá trình công nghệ in ấn và quá trình xử lý các sản phẩm in ấn tiếp theo có xảy ra liên tục hay không. Khi in ấn với áp lực cao và khuôn in cứng, giấy cần phải có độ mềm mại cao, nghĩa là dễ nén, dễ tiếp xúc hoàn toàn với khuôn in.

Độ mềm của giấy in:

Độ mềm mại của giấy liên quan đến cấu trúc của nó, nghĩa là liên quan đến độ chặt và độ rỗng. Loại giấy rỗng như giấy in báo có thể bị biến dạng khi né đến 28%, còn đối với giấy tráng phấn có độ chặt lớn, mức độ biến dạng không vượt quá 6-8%. Đối với giấy in chất lượng cao sự biến dạng phải gần như bằng 0, để sau khi “dỡ bỏ” tải trọng, giấy trở về trạng thái hình dạng ban đầu. Nếu khác đi, trên bản in sẽ hiện rất rõ vết của hình dập, chứng tỏ đã xảy ra những sự biến đổi nghiêm trọng trong cấu trúc của tờ giấy. Nếu giấy được dùng cho công nghệ in dập thì mục tiêu sẽ là ngược lại, nghĩa là giấy cần có một độ biến dạng dư, còn các chỉ số chất lượng của giấy phải không thay đổi, để có được sự bền vững của hình dập của quá trình in dập.
Đối với giấy in offset trên máy in liên tục tốc độ cao thì quan trọng nhất là các tính chất về độ bền của giấy. Cụ thể là: độ bền đứt, độ bền gấp, độ chống bốc bụi và độ bền ướt. Độ bền của giấy không chỉ phụ thuộc vào độ bền của từng thành phần cấu tử riêng biệt mà còn phụ thuộc vào độ bền cấu trúc của bản thân tờ giấy. Cấu trúc này hình thành trong quá trình sản xuất giấy. Tính chất này thường được đặc trưng bởi chiều dài đứt biểu thị bằng mét (hoặc km) hoặc bởi lực kéo đứt (N).
Ví dụ đối với giấy in tipô loại mềm, chiều dài đứt không nhỏ hơn 2.500 m, còn đối với giấy in offset loại đanh cứng, chiều dài đứt đạt 3.500 mét trở lên.

giấy in

Tính hấp thụ của giấy in:

Một trong những tính chất quan trọng của giấy in là khả năng hút nước. Xác định đúng khả năng hút nước của giấy đồng nghĩa với việc thực hiện điều kiện một cách đúng lúc và hoàn toàn sự dính kết của mực in, kết quả là thu nhận được một bản in chất lượng tốt.
Khả năng hút nước của giấy trước tiên phụ thuộc và cấu trúc của giấy, bởi quá trình tương tác giữa giấy và mực in về nguyên tắc là rất khác nhau. Trước hết cần phải nói về các điểm đặc biệt của sự tương tác này trong trường hợp này hay trường hợp khác và cần phải nhớ lại một cách rõ ràng cấu trúc của các loại giấy in công nghệ hiện đại. Nếu biểu thị cấu trúc của giấy dưới dạng một thước đo thì điểm vạch đầu tiên bên trái của thước là loại giấy rỗng macro (thể tích mao mạch lớn), mà phần lớn có thành phần xơ sợi là bột cơ học, ví dụ như giấy in báo. Phía tận cùng đầu ngược lại là loại giấy rỗng dạng micro có thành phần xơ sợi từ 100% bột hoá, ví dụ giấy tráng phấn. Tiếp theo phía bên trái của đầu này là giấy không tráng phấn từ 100% bột hoá cũng thuộc dạng micro (thể tích mao mạch nhỏ). 

Như vây, tùy thuộc vào các tính chất của giấy, nhà sản xuất giấy đã sản xuất ra nhiều loại giấy khác nhau. Chúng ta hãy tìm hiểu về các loại giấy in trong bài viết sau nhé



0 nhận xét:

Đăng nhận xét