Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Tại sao nên sử dụng hệ màu CMYK trong in ấn?

Tại sao lại sử dụng hệ màu CMYK trong in ấn?

CMYK là hệ màu cơ bản trong lĩnh vực in ấn, mô phỏng các sự biến đổi về hóa hoạc của mực in
CMYK là từ viết tắt trong tiếng Anh chỉ mô hình màu loại trừ sử dụng trong in ấn màu. Mô hình màu này dựa trên cơ sở trộn các chất màu của các màu sau




C = Cyan ( xanh )
M = Magenta ( hồng )
Y = Yellow ( vàng )
K = Black ( đen ) sở dĩ dùng từ K chỉ màu đen vì ký tự B đã dùng để chỉ màu Blue rồi, ngoài ra K còn có nghĩa là Key, mang ý chỉ cái gì đó là then chốt, là chủ yếu


Nguyên lý làm việc của hệ màu CMYK là hấp thụ ánh sáng. Màu mà người ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ, hay nói cách khác, chúng hoạt động trên cơ chế những vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn khác chiếu tới.

Bằng việc phối trộn các màu mực cùng nhau, ta có thể tạo ra được những màu khác nhau
Trộn màu xanh (Cyan) với màu hồng (Magenta) sẽ cho ra màu xanh dương (Blue) , màu hồng (Magenta) với màu vàng (Yellow) sẽ cho ra màu đỏ (Red) , màu xanh (Cyan) với màu vàng (Yellow) sẽ cho ra màu xanh lá cây (Green) , 
Trên lý thuyết, khi phối  hợp ba màu Cyan, Magenta, Yellow  cùng định lượng kết hợp sẽ cho ra màu đen (Black). Tuy nhiên, trong in ấn người ta thêm màu đen (Black) vào để tăng độ tương phản và giảm bớt lượng mực CMYK để tạo ra màu đen


Tại sao trong in ấn người ta lại dùng hệ màu CMYK mà không phải hệ màu RGB?

Tại sao khi in ta dùng hệ màu CMYK mà không dùng RGB?

Trong in ấn, người ta thường dùng hệ màu CMYK vì các vật liệu in ấn như  ( giấy, vải, nilon, gỗ...) không thể tự phát sáng mà chỉ phan xạ ánh sáng từ các nguồn sáng chiếú tới 

Hệ màu RGB là hệ màu cộng ( tổng hợp màu cộng vì các màu được sinh ra từ 3 màu RGB sẽ sáng hơn các màu gốc ) và việc tổng hợp màu RGB chỉ có thể thực hiện được trên các vật có khả năng tự phát sáng


Chính vì sự khác biệt về cơ chế tổng hợp màu ( màu cộng hay màu trừ ) ở mỗi hệ màu mà người ta thường sử dụng hệ màu CMYK trong lĩnh vực in ấn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét